Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Công nghệ Xử lý bề mặt nhôm bằng điện hoá


Để tạo một lớp ôxit dày trong quá trình xử lý bề mặt nhôm, chất điện phân phải có nhiệt độ từ 21 đến 26,5oC. Nhiệt toả ra do dòng điện phân trung bình khoảng 35 W/cm2 diện tích bề mặt liên tục phải được thải ra môi trường bên ngoài. Việc làm lạnh chất điện phân có chứa axit sunfuric được thực hiện nhờ các ống làm lạnh bằng chì. Nước lạnh tuần hoàn trong ống có nhiệt độ khoảng 5oC nhờ một máy lạnh.

Cả trong quá trình mạ kim loại, tuỳ theo từng loại chất điện phân mà nhiệt độ bề mặt phải giữ ở nhiệt độ không đổi từ 20 đến 60oC. Từ các bề mặt zyanid ví dụ như mạ đồng hoặc cadmi cần định kỳ loại bỏ cacbonat natri. Để loại bỏ cacbonat natri ngườ ta sử dụng phương pháp kết tinh chậm dung dịch ở nhiệt độ khoảng -4oC. Cần thiết phải kết tinh chậm để tinh thể hình thành có kích thước lớn, dễ loại bỏ khỏi dung dịch. Để làm lạnh các chất điện phân có tính ăn mòn cao người ta sử dụng nhiều loại vật liệu đặc biệt trong đó có ống chất dẻo flo.

Đối với việc đánh bóng kim loại bằng chất điện phân, người ta cố gắng đạt được bề mặt có độ phẳng cao và có khả năng phản chiếu lớn. Để tiến hành đánh bóng, người ta nhúng sản phẩm cần đánh bóng vào bên cạnh một điện cực trong bể chất điện phân và nối vào nguồn điện 1 chiều, trong đó sản phẩm cần đánh bóng là cực anốt. Các thử nghiệm cho thấy, nhiệt độ chất điện phân vào khoảng -30oC sẽ cho hiệu quả đánh bóng cao nhất. Nhiệt độ càng cao, hiệu quả đánh bóng càng phụ thuộc vào sự ổn định của điện thế. Do đó cần duy trì ổn định nhiệt độ chất điện phân ở nhiệt độ thấp là rất cần thiết. Tốc độ đánh bóng phụ thuộc không những nhiệt độ của bể mà còn phụ thuộc vào loại chất điện phân sử dụng. Chất điện phân trên cơ sở cồn mêtyl cho tốc độ đánh bóng cao nhất.
Tham khảo các hóa chất cần thiết trong quá trình xử lý bề mặt nhôm: Tẩy dầu nhôm & Chromate


Tìm hiểu thêm thông tin "Giải pháp cho ngành sơn tĩnh điện"

      http://quangbasanpham.vn/u8664/trang-chu/cong-ty-tnhh-son-tinh-dien-hoa-chat-nguyen-khang.html

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Nguyên nhân Tẩy dầu mỡ trên bề mặt kim loại không sạch?

  •  Nồng độ hóa chất tẩy dầu trong bể tẩy dầu thấp --> Cần chuẩn độ và châm thêm hóa chất
  •  Hóa chất kém chất lượng --> Xem xét lại nhà cung cấp
  •  Kỹ thuật xử lý tại nhà máy.

Và các nguyên nhân khác, chúng tôi sẽ tư vấn trực tiếp để khắc phục sự cố.
Để tìm hiểu thêm thông tin về Quy trình xử lý vui lòng tham khảo thêm tại link

Hotline tư vấn trực tiếp: KS. Hiếu (0906 617986)

Tìm hiểu thêm thông tin "Giải pháp cho ngành sơn tĩnh điện"

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

Tìm hiểu về quy trình sản xuất nhôm thanh – quá trình xử lý bề mặt và sơn tĩnh điện


1. Nguyên liệu được nhập về dưới dạng thỏi thô, gọi là phôi nhôm.
2. Thỏi nhôm được kiểm tra phân tích thành phần kim loại trước khi đưa vào lò nấu.
3. Quá trình đúc nguyên liệu:
Nguyên liệu được đưa vào lò nung chảy ở nhiệt độ cao 700oC, nung chảy hoàn toàn nguyên liệu trong vòng 7 giờ.

Phôi nhôm được nung chảy hoàn toàn thành chất lỏng, trộn hợp kim và chuyển qua buồng lạnh làm ngưng tụ thành dạng thỏi tròn (billet).

4. Phôi nhôm sau khi phân tích thành phần kim loại đạt yêu cầu sẽ được cắt thành từng đoạn nhỏ phù hợp với từng loại thanh nhôm rồi đem gia nhiệt và chuyển vào máy ép cho ra thanh nhôm định hình theo khuôn đã thiết kế.
5. Thanh nhôm vừa ép ra tiếp tục được đưa vào lò hấp để xử lý độ cứng cho thanh nhôm có được sự rắn chắc cần thiết.
6. Sau khi xử lý độ cứng thanh nhôm phải qua khâu kiểm tra chức năng vật lý. Nếu đạt yêu cầu các chức năng vật lý sẽ được đem đi xử lý bề mặt.
7. Quá trình xử lý bề mặt cho ra 3 dòng sản phẩm khác nhau: Xi dương cực, sơn tĩnh điện, sơn vân gỗ.
Thanh nhôm sản phẩm được xử lý bề mặt để tạo ra độ bám dính. Trong phòng kín, nguyên tử màu và nhựa (sơn bột) tích điện được phun (phủ kín) lên bề mặt của sản phẩm, sau đó sản phẩm sẽ được đưa vào lò sấy ở nhiệt độ 233oC để bột sơn chảy ra và sấy khô sau đó.

Đặc tính là tăng độ cứng cho bề mặt, chống trầy sước, đem lại màu sắc đa dạng và tăng tuổi thọ của sản phẩm nhôm, chịu được thời tiết khắc nghiệt và điều kiên môi trường khác nhau để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi trong xây dựng và các ứng dụng liên quan.

Để tìm hiểu về các hóa chất xử lý bề mặt, có thể tham khảo tại www.nguyenkhang.net
Sơn Giả gỗ
Sản phẩm được xử lý hoàn chỉnh bằng sơn tĩnh điện, sẽ được phủ thêm 1 lớp sơn giả vân gỗ theo công nghệ mới, đem lại cho sản phẩm bề mặt giả gỗ, tăng tính thẩm mỹ và lựa chọn cho các công trình xây dựng đòi hỏi tính đa dạng ngày càng cao.

Đặc tính là tăng độ cứng cho bề mặt, chống trầy sước, đem lại màu sắc đa dạng và tăng tuổi thọ của sản phẩm nhôm, chịu được thời tiết khắc nghiệt và điều kiên môi trường khác nhau để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi trong xây dựng và các ứng dụng liên quan.

Xi bề mặt
Xi là quá trình điện hóa giúp tăng cường các đặc tính ưu việt của nhôm như: nhẹ, chắc, chống được oxy hóa trước khi đưa vào sử dụng. Với trang thiết bị và dây chuyền hiện đại công nghệ Châu Âu và Nhật Bản, công ty của chúng tôi cung ứng cho thị trường màu sắc đa dạng để phù hợp những nhu cầu khác nhau: bạc, nâu lợt, nâu sậm, đen với độ dày mỏng khác nhau và có xi mờ, xi bóng theo yêu cầu của khách hàng:
• Độ dày ± 20 micron phục vụ các công trình cao tầng và sử dụng ngoài trời
• Độ dày ± 15 micron phù hợp với các công trình dân dụng
• Độ dày ± 10 micron thích hợp sử dụng trong trang trí nội thất


Gia công nhôm

Để làm tăng gia trị sản phẩm bán ra, công ty chúng tôi có dịch vụ gia công từ bộ phận nhỏ đến một sản phẩm hoàn chỉnh nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng: Cưa, cắt, uốn cong, đục lỗ, hàn ..
Để tìm hiểu hóa chất tẩy dầu nhôm dùng trong xử lý bề mặt nhôm, vui lòng tham khảo tại www.hoachatnguyenkhang.wordpress.com

NK Co.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Quá trình xử lý bề mặt kim loại trong công đoạn dán cao su


Trong công việc dán cao su vào kim loại cần nhiều yếu tố phải tuân thủ. Ngoài việc sử dụng keo dán đúng cho loại cao su, dung môi chính xác, lớp phủ theo đúng qui định, qui trình chặt chẽ - còn chú ý đến việc xử lý bề mặt kim loại.

Sau khi lựa chọn được loại cao su và hệ chất kết dính phù hợp, bước tiếp theo là xử lý bề mặt kim loại kết dính. Đây là  một bước vô cùng quan trọng nếu muốn đạt được tính kết dính tốt giữa cao su và kim loại.
Nhìn chung, quá trình xử lý kim loại thông thường bao gồm hai bước sau:
Bước 1. Loại bỏ chất bẩn, dầu mỡ và các tạp chất khác: có thể dùng dung môi loại bỏ dầu mỡ và dùng kiềm để làm sạch.
Bước 2. Hoạt hóa bề mặt kim loại:
a. loại bỏ bất kỳ tạp chất như là bụi, vảy, và các sản phẩm phụ của quá trình ăn mòn,
b. tăng diện tích bề mặt kim loại,
c. tạo nên một bề mặt hoạt hóa để liên kết.
Trong bước 2 này có thể dùng phương pháp xử lý cơ học hoặc phương pháp xử lý hóa học
+ Xử lý cơ học: thổi các hạt sắt, oxyt kim loại, cát có kích thước nhỏ vào bề mặt kim loại cần xử lý; sau đó dùng dung môi loại bỏ dầu mỡ và dùng kiềm làm sạch thêm một lần nữa
+ Xử lý hóa học: có nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào kim loại cần được kết dính. Đối với thép có hàm lượng cacbon thấp thì phủ photphat;đối với thép không gỉ thì thụ động hóa và khắc axit, trong khi đó với titan phải ngâm trong axit hydro floric, v.v…
Việc lựa chọn phương pháp xử lý kim loại phụ thuộc vào các yếu tố sau:
1. Chi phí thực hiện: xử lý hóa học nhìn chung ít tốn kém hơn xử lý cơ học
2. Tính linh hoạt: xử lý cơ học áp dụng được cho nhiều kim loại khác nhau, trong khi một phương xử lý hóa học chỉ áp dụng cho một vài  kim loại riêng biệt.
3. Điều kiện cơ sở vật chất: khoảng không sàn, sự thông gió và năng suất các thiết bị sẵn có cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp xử lý
4. Mức độ yêu cầu của sản phẩm chống lại các yếu tố môi trường: môi trường hoạt động khắc nghiệt (trong ô tô, vũ trụ, …) nên sử dụng phương pháp xử lý hóa học; còn đối với những ứng dụng trong nhà, phương pháp xử lý cơ học đã đủ đáp ứng.
5. Quy định của chính quyền địa phương, bảo vệ môi trường và sức khỏe công nhân: phương pháp xử lý hóa học tạo ra nhiều chất thải nguy hại hơn, nếu quy định của pháp luật bắt buộc phải xử lý các chất thải này, ta phải tốn nhiều chi phí hơn, nên trong một số trường hợp sử dụng phương pháp xử lý cơ học thì đơn giản, ít rắc rối hơn.

Tìm hiểu thêm về các Các kiểu hỏng kết dính cao su với kim loại ở các bài viết tiếp theo hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

————————————————-
Phan Trung Hiếu
Mobile: 0983 723941

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
B24/45A ẤP 2, VĨNH LỘC B, BÌNH CHÁNH, TPHCM
Tel: 08 62669684 Fax: 08 62669694 Hotline: 0906617986

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Mục đích xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn

Có 3 nguyên nhân gây hư hỏng màng sơn
 
1/ Giảm độ bám dính: Do bề mặt chưa được xử lý sạch còn bám bụi bẩn, sơn cũ, gỉ, dầu mỡ… 
2/ Rộp: Do nhiễm bẩn acid, kiềm, muối tan trong lớp sơn
 
3/ Ăn mòn dưới màng sơn: Nguyên nhân do giảm độ bám dính và rộp màng sơn. Ăn mòn cũng có thể xẩy ra khi trên bề mặt lớp sơn bị nứt, tạp chất ngấm qua khe nứt xuống bề mặt vật liệu. Bề mặt không bằng phẳng có nhiều điểm lõm gây ra độ dày màng sơn không đều, các khe nứt thường xuyên xuất hiện ở điểm lồi. Vì vậy không nên sơn lớp sơn chống gỉ bằng rulô mà nên sử dụng bằng cọ quét và súng phun.

Nếu không xử lý bề mặt kim loại trước, sẽ không đảm bảo chất lượng sơn theo yêu cầu, và dẫn đến hư hỏng màng sơn.

Có nhiều cách để xử lý bề mặt kim loại. Sự lựa chọn sẽ phụ thuộc vào giá cả, kích cỡ, hình dạng, điều kiện bề mặt vật liệu, loại sơn và môi trường vật sẽ bị phấ huỷ sau cùng.
       
a/ Phương pháp thủ công
      
-          Dùng dao cạo, bàn chải sắt và giấy nhám để chà sạch bề mặt.
      
b/ Phương pháp cơ khí
 
-          Dùng bàn chải điện hay bằng phương pháp thủ công để làm sạch bề mặt bị bong tróc. Các nốt hàn hay các góc sắc có thể chà bỏ làm phẳng bằng đục hay mài cơ. Bề mặt có dầu mỡ thì làm sạch bằng chất tẩy hay bằng dung môi.
-          Thổi cát: đây là phương pháp làm sạch đặc biệt hiệu quả về độ sạch, độ nhám bề mặt và thời gian thi công.
-          Khi thực hiện phương pháp này thì phải lưu ý khí nén sử dụng phải sạch khô, được tách dầu và nước có trong khí để tính tình trạng dầu và nước của khí nén làm bẩn bề mặt. Sau khi xử lý dùng khí khô thổi sạch các tạp chất khi phun cát còn đọng trong các hốc và trên bề mặt.
 
c/ Phương pháp làm sạch bằng hoá chất
 
   -          Loại bỏ sơn, dầu mỡ, bụi bẩn, gỉ kim loại bằng phương pháp tẩy axit khi không thực hiện được bằng phương pháp thổi cát hay bằng các dụng cụ làm sạch khác.
Một số hóa chất sử dụng trong việc xử lý bề mặt kim loại, tole, thép, inox, nhôm. Vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn khâu xử lý. Hoặc truy cập vào link sau để tìm hiểu.

Thông tin chi tiết liên hệ:  

Phan Trung Hiếu
QL Phát Triển kinh doanh
Mobile: 0983 723941

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN & HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
B24/45A ẤP 2, VĨNH LỘC B, BÌNH CHÁNH, TPHCM
Tel: 08 62669684 Fax: 08 62669694 Hotline: 0906617986
Email: info@nguyenkhang.net
Web : www.nguyenkhang.net

 

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Công nghiệp Hóa chất lần thứ 7 - 2012 tại Việt Nam


Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Công nghiệp Hóa chất lần thứ 7 tại Việt Nam - VINACHEM EXPO 2012. Triển lãm Công nghiệp Hóa chất Trung Quốc lần thứ 9 tại Việt Nam - CHINACHEM 2012. Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Sơn và Vật liệu phủ lần thứ 4 tại Việt Nam - VINA COATINGS 2012


Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Công nghiệp Hóa chất lần thứ 7 tại Việt Nam - VINACHEM EXPO 2012. Triển lãm Công nghiệp Hóa chất Trung Quốc lần thứ 9 tại Việt Nam - CHINACHEM 2012. Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Sơn và Vật liệu phủ lần thứ 4 tại Việt Nam - VINA COATINGS 2012

Thời gian:05/12/2012 - 08/12/2012
Địa điểm:Trung tâm Triển lãm và Hội chợ Tân Bình (TBECC) - 446 Hoàng Văn Thụ, Tân Bình, TP.HCM
Đơn vị tổ chức:Công ty cổ phần Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam (VIETFAIR)
Công ty cổ phần Hội chợ Triển lãm và Quảng cáo Việt Nam (VIETFAIR)
Tầng 4 Tòa Báo Biên Phòng 40A Hàng Bài - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Tel: 04- 3936 5566
Fax: 04- 3936 5568
Website: www.vietfair.com.vn

Thông tin chi tiết liên hệ: www.nguyenkhang.net