Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2013

Từ thời xa xưa cho đến hôm nay, người phụ nữ vẫn là người xứng đáng được yêu thương, chiều chuộng nhất vì họ mang trong người xứ mệnh cao cả. Họ là một người con, một người vợ và là một người mẹ hoàn hảo, không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà ngày nay họ còn là một phần tử không thể thiếu trong xã hội. Người đời có câu "Phía sau sự thành công của người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ". Câu nói này quả thật không sai, người phụ nữ không chỉ biết nội trợ, dạy bảo con cái mà họ còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người chồng trong những lúc khó khăn, suy sụp tinh thần. Người phụ nữ "Đảm việc nước - giỏi việc nhà", họ xứng đáng được yêu thương, dâng tặng những gì tốt đẹp nhất vì họ là một trong những kỳ quan đẹp nhất của cuộc sống này. Hãy cũng nhau gửi tới Phụ nữ - những Phái đẹp của chúng ta những lời chúc tốt đẹp nhất.


Nhân dịp "Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10" toàn thể nhân viên Công ty Nguyên Khang chân thành gửi lời chúc sức khỏe - thành công - may mắn và đặc biệt là chúc cho quý khách hàng của Nguyên Khang (các Phái đẹp) luôn tươi tắn, rạng ngời bên gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Mến chúc mối quan hệ hợp tác đôi bên bền lâu, viên mãn.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Tại sao phải chú ý an toàn khi sử dụng hóa chất?

1/. Tác hại của hóa chất


Hóa chất: có thể ảnh hưởng bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể, bao gồm đường hô hấp (mũi, khí quản, phổi), tiêu hóa (miệng, họng, dạ dày,...) tuần hoàn (tim, máu), thần kinh (não, thần kinh các tế bào) và sinh sản (tinh trùng, trứng,...). Một số hóa chất như axit không đặc hiệu và gây ra thiệt hại khi tiếp xúc trực tiếp. Hóa chất khác như xăng, dầu có thể được hấp thu vào máu và truyền khắp cơ thể. Một số hóa chất ảnh hưởng trực tiếp và một số ảnh hưởng gián tiếp.

Vì vậy, vấn đề đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe của người lao động và bảo vệ môi trường, tránh ảnh hưởng nguy hại trong việc sử dụng hóa chất ngày càng được quan tâm rộng rãi trên thế giới cũng như ở nước ta. 

2/. Phương pháp kiểm soát nhằm loại trừ hoặc làm giảm khả năng tiếp xúc với hóa chất

Thứ nhất: Loại bỏ các chất hoặc các quá trình độc hại, nguy hiểm hoặc thay thế chúng bằng các chất, các quá trình khác ít nguy hiểm hơn hoặc không còn nguy hiểm nữa. Ví dụ như: Sử dụng sơn hoặc keo tan trong nước thay thế cho sơn hoặc keo tan trong dung môi hữu cơ; hoặc dùng triclometan làm tác nhân tẩy nhờn thay cho triclo-etylen . Thay quy trình: Thay việc sơn phun bằng phương pháp sơn tĩnh điện hoặc sơn nhúng. Áp dụng phương pháp nạp nguyên liệu bằng máy thay cho việc nạp nguyên liệu thủ công.

Thứ hai: Cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm với người lao động bằng các khoảng cách an toàn hoặc che chắn nguồn hóa chất nguy hiểm nhằm ngăn cách mọi nguy cơ liên quan tới hóa chất đối với người lao động. Có thể giảm sự tiếp xúc với các hóa chất độc hại bằng việc di chuyển các quy trình và công đoạn sản xuất các hóa chất này tới vị trí an toàn, cách xa người lao động trong nhà máy hoặc xây tường để cách ly chúng ra khỏi quá trình sản xuất có điều kiện làm việc bình thường khác. Chẳng hạn như cách ly quá trình phun sơn với các quá trình sản xuất khác trong nhà máy bằng các bức tường hoặc rào chắn... Bên cạnh đó, cần phải cách ly hóa chất dễ cháy nổ với các nguồn nhiệt, như thuốc nổ phải được đặt ở xa các máy mài, máy cưa...

Thứ ba: Sử dụng hệ thống thông gió thích hợp để di chuyển hoặc làm giảm nồng độ độc hại trong không khí như khói, khí, bụi...

Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể mà người ta có thể bố trí hệ thống thông gió cục bộ ngay tại nơi phát sinh hơi, khí độc hay hệ thống thông gió cho toàn nhà máy hoặc áp dụng kết hợp cả 2 hệ thống. Cần lưu ý rằng: Để hệ thống thông gió hoạt động có hiệu quả, chúng phải được bảo dưỡng thường xuyên.

Thứ tư: Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nhằm ngăn ngừa việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, bao gồm: mặt nạ phòng độc, kính an toàn, quần áo, găng tay, giày ủng (một điều cần phải hết sức lưu ý là vật liệu làm những trang thiết bị này phải có khả năng chống được các hóa chất tương ứng).

Nồng độ chất tăng tốc trong bể phosphate được kiểm tra bằng cách nào?


Nồng độ chất tăng tốc trong dung dịch được xác định bằng điểm. Nồng độ tối ưu nằm trong khoảng 6 - 10 điểm. Để xác định điểm này ta dùng ống tạo bọt. Đổ dung dịch đầy ống rồi cho vào khoảng ½ muỗng cà phê chất bột sulfamic axit rồi dùng lòng bàn tay bịt chặt miệng ống và dựng ngược lên cho chất bột lọt vào phía trong ống. Sau đó để ống đứng yên trong vòng 1-2 phút. Thể tích không khí chiếm chỗ trong ống chính là số điểm của chất tăng tốc.

Nồng độ chất tăng tốc sẽ bị mất dần trong quá trình làm việc thậm chí ngay cả khi không làm việc. Do đó ngay đầu giờ  làm việc  ta phải thêm NK#557 (hóa chất xúc tác tăng tốc) vào kết hợp với khuấy đều. Thông thường để tăng 1 điểm ta cần cho vào bể khoảng 150g NK#557 cho 1000 L dung dịch.

LƯU Ý:

*Tất cả các thông số trên đều có tính chất tương đối, vì mỗi người sử dụng có thiết bị khác nhau, nguyên liệu vào khác nhau và nhiệt độ cũng khác nhau. Do đó, mỗi người sử dụng phải tự theo dõi liên tục trong thời gian đầu để có thể rút ra được các giá trị phù hợp cho mình. Sau khi có được các giá trị trên ta nên tuân thủ chúng để có được chất lượng tối ưu.

*Bể hoạt động với chất tăng tốc cao nên sinh ra nhiều bột trắng ở đáy, do đó phải thường xuyên lọc bể bằng cách cho lắng bể trong vòng từ 12 – 24 giờ rồi bơm phần dung dịch qua bể khác, còn phần bùn đổ bỏ (cho vào hệ thống xử lý chất thải), sau đó bơm dung dịch trên trở lại.

Liên hệ trực tiếp chúng tôi qua hotline 0906 617986 để có thêm nhiều thông tin bổ ích khác

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN VÀ HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
VPGD: 59/31 Hồ Văn Long, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TPHCM
Tel:    028 37654200       Fax: 028 37654201  Hotline: 0906617986
Email: info.nguyenkhang@gmail.com ;  info@nguyenkhang.net

Phosphate hóa là gì?

Phốt phát hoá là một phương pháp gia công bề mặt kim loại được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp để xử lý bề mặt kim loại, được coi là một trong những phương pháp chuẩn bị bề mặt kim loại tốt nhất trước khi sơn phủ hoặc nhúng dầu mỡ nhằm bảo vệ các chi tiết kim loại đen.

Màng phốt phát hoá chuyển hoá bề mặt kim loại thành một lớp bề mặt mới không còn tính dẫn điện và tính kim loại, có khả năng chống ăn mòn. Nhờ các tính chất đó người ta tạo ra công nghệ phốtphát hoá để sử dụng trong các nhà máy xử lý bề mặt kim loại.

Tác dụng

Tác dụng phổ biến nhất của nó trong thực tiễn là nhằm kéo dài tuổi thọ màng sơn phủ. Nếu nền kim loại khá trơ với các vật liệu sơn phủ thì lớp phốt phát hoá tạo ra lớp màng có nhiều lỗ xốp bám rất chắc với nền kim loại. Lớp này lại “thấm” sơn và như thế tạo thành lớp phủ đặc chắc gắn rất tốt với nền.
Trong trường hợp này chức năng của màng phốtphát hoá là:
  • Liên kết với nền kim loại
  • Lớp nền của màng sơn
  • Làm tăng độ bền bám của màng sơn
  • Chống ăn mòn dưới lớp sơn
Khi sử dụng màng phốtphát hóa làm lớp nền cho chất dẻo thì màng phốt phát hóa có tính năng và cơ chế tương tự như trên.
Xem thêm ứng dụng của phosphate hóa cilck vào đây 

Hoặc liên hệ trực tiếp để được tư vấn tốt nhất

————————————————-
Võ Thị Thuyền Quyên
QL Phát Triển kinh doanh
Mobile: 0909 603074

CÔNG TY TNHH SƠN TĨNH ĐIỆN VÀ HOÁ CHẤT NGUYÊN KHANG
VPGD: 59/31 Hồ Văn Long, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TPHCM
Tel:    028 37654200       Fax: 028 37654201  Hotline: 0906617986
Email: info.nguyenkhang@gmail.com ;  info@nguyenkhang.net

Tại sao phải tìm hiểu nguyên nhân gây hư hỏng màng sơn?

Công dụng của màng sơn: màng sơn giúp bảo vệ bề mặt sản phẩm không bị ăn mòn, giúp duy trì chất lượng của sản phẩm. Vì vậy chúng ta phải giữ gìn không làm trẩy xước lớp màng bảo vệ này. Sau đây là một số nguyên nhân gây hư hỏng màng sơn:

Có 3 nguyên nhân gây hư hỏng màng sơn
1/ Giảm độ bám dính: Do bề mặt chưa được xử lý sạch còn bám bụi bẩn, sơn cũ, gỉ, dầu mỡ… 

2/ Rộp: Do nhiễm bẩn acid, kiềm, muối tan trong lớp sơn

3/ Ăn mòn dưới màng sơn: Nguyên nhân do giảm độ bám dính và rộp màng sơn. Ăn mòn cũng có thể xẩy ra khi trên bề mặt lớp sơn bị nứt, tạp chất ngấm qua khe nứt xuống bề mặt vật liệu. Bề mặt không bằng phẳng có nhiều điểm lõm gây ra độ dày màng sơn không đều, các khe nứt thường xuyên xuất hiện ở điểm lồi. Vì vậy không nên sơn lớp sơn chống gỉ bằng rulô mà nên sử dụng bằng cọ quét và súng phun.

Nếu không xử lý bề mặt kim loại trước, sẽ không đảm bảo chất lượng sơn theo yêu cầu, và dẫn đến hư hỏng màng sơn.

Phương pháp xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn vui lòng tham khảo tại đây 

Tìm hiểu thêm các hóa chất xử lý bề mặt kim loại tại website của chúng tôi: